CÁN BỘ, CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC, NGƯỜI LAO ĐỘNG XÃ AN DÂN "THÂN THIỆN, NGHĨA TÌNH; TẬN TỤY, TRÁCH NHIỆM; KỶ CƯƠNG, KỶ LUẬT" "BIẾT CHÀO HỎI, BIẾT LẮNG NGHE, BIẾT GIẢI THÍCH, BIẾT XIN LỖI, BIẾT CẢM ƠN".

BÀI TUYÊN TRUYỀN HƯỞNG ỨNG THÁNG HÀNH ĐỘNG QUỐC GIA VỀ DÂN SỐ VÀ KỶ NIỆM NGÀY DÂN SỐ VIỆT NAM 26/12/2024

Công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình là một bộ phận quan trọng trong chiến lược phát triển đất nước, là một trong những vấn đề kinh tế - xã hội hàng đầu, là yếu tố nâng cao chất lượng cuộc sống của từng người, từng gia đình và toàn xã hội. Nhiệm vụ trọng tâm công tác Dân số - Kế hoạch hóa gia đình trong giai đoạn hiện nay là tiếp tục thực hiện tốt nghị quyết 47/NQ/TW của Bộ Chính trị về việc tiếp tục đẩy mạnh, thực hiện chính sách Dân Số và kế hoạch hóa gia đình, đẩy mạnh công tác truyền thông giáo dục về Dân Số, kết hợp với việc thực hiện có hiệu quả CSSKSS/KHHGĐ, tăng cường vai trò quan tâm của gia đình, thực hiện bình đẳng giới, đảm bảo tính bền vững chương trình dân số tiến tới ổn định quy mô dân số, bảo đảm cơ cấu dân số, nâng cao chất lượng dân số, phát triển nguồn nhân lực có chất lượng, đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước.

Gia đình ít con sẽ đem lại lợi ích gì?

Khi thực hiện KHHGĐ có những lợi ích trực tiếp đối với sức khỏe bà mẹ và trẻ em như: Tránh được những hao tổn về sức khỏe của bà mẹ do phải thường xuyên mang thai, đẻ nhiều, đẻ dày. Khi thực hiện KHHGĐ, người mẹ có điều kiện chăm sóc con, từ đó Trẻ em ít bị ốm đau và được chăm sóc tốt hơn. Tuổi sinh đẻ của phụ nữ tốt nhất là từ 22 đến 35 tuổi. Khoảng cách giữa hai lần sinh càng thưa, ít nhất sau 3-5 năm, giúp cho bà mẹ và trẻ em khỏe mạnh và người mẹ được phục hồi sau khi sinh, đứa con cũng  được chăm sóc tốt hơn. Từ đó giảm được tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng và làm giảm tỷ lệ mắc bệnh và tử vong trẻ sơ sinh và trẻ em.

          Khi thực hiện tốt KHHGĐ:

Đối với gia đình: Có một cuộc sống gia đình ấm no hạnh phúc; mỗi một đứa con, đều có được sự nuôi dưỡng và chăm sóc chu đáo, giúp các em có cơ hội tốt hơn để học hành và phát triển.

Sinh con ít, góp phần tăng kinh tế gia đình: ngăn ngừa được sự nghèo túng. Gia đình có cơ hội được hưởng sự giáo dục tốt, chăm sóc y tế và vui chơi giải trí nhiều hơn. Góp phần xây dựng đất nước ngày càng phát triển, văn minh. Hiện nay, mỗi năm việc thực hiện các dịch vụ kế hoạch hoá gia đình và chương trình chăm sóc sức khoẻ bà mẹ ở xã ta ngày càng đang trên đà phát triển.

Vì thế chúng ta cần quan tâm những vấn đề cụ thể như sau:

1/ Thực hiện tốt làm mẹ an toàn, chăm sóc sàng lọc trước sinh, khám thai định kỳ, mục đích theo dõi sức khoẻ bà mẹ và quá trình phát triển thai nhi, phát hiện dị tật sơ sinh, bệnh tật mẹ và xử lí kịp thời những tai biến có thể xảy ra trong quá trình mang thai và sau sinh.

          2/ Thực hiện tốt kế hoạch hoá gia đình, hiện nay các biện pháp tránh thai đều mang lại hiệu quả tránh thai cao, và có sẵn nhiều phương tiện tránh thai tại các cơ sở y tế như: Vòng tránh thai, thuốc tiêm, thuốc uống, thuốc cấy, bao cao su, đình sản và mỗi gia đình chỉ nên có từ 1-2 con.

          3/ Khám phụ khoa định kỳ 3, 6 tháng một lần, phát hiện sớm viêm nhiễm để điều trị kịp thời, soi cổ tử cung, xét nghiệm tế bào âm đạo, tầm soát ung thư cổ tử cung nhằm phát hiện sớm và điều trị kịp thời.

Kế hoạch hóa gia đình là trách nhiệm của mỗi cặp vợ chồng - hãy chọn cho mình một biện pháp tránh thai phù hợp để tránh mang thai ngoài ý muốn. Dừng lại ở hai con để nuôi, dạy cho tốt. Khỏe mẹ, khỏe con, gia đình hạnh phúc. Vì hạnh phúc tương lai của chính mình, hãy bảo vệ sức khỏe sinh sản. Dân số ổn định tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển kinh tế - văn hoá xã hội. Vì vậy, mỗi người, mỗi gia đình và cộng đồng xã hội cần thực hiện mô hình gia đình ít con, no ấm, hạnh phúc./.

anh tin bai
Thu Hiền
Xem thêm
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1